So Sánh Giữa PTE, TOEFL, IELTS và Duolingo English Test (DET)

So sánh PTE, TOEFL, IELTS, Duolingo English Test

Xem nhanh bài viết

Bạn đang băn khoăn không biết nên chọn PTE, TOEFL, IELTS và Duolingo để chinh phục giấc mơ du học? Mỗi chứng chỉ tiếng Anh đều có những đặc điểm riêng biệt. Cùng 195 Global so sánh để tìm ra chứng chỉ “chân ái” nhé!

PTE, TOEFL, IELTS, Duolingo English Test (DET) là gì?

PTE (Pearson Test of English): Kỳ thi được tổ chức bởi Pearson. Gồm 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết, giúp bạn có một chứng chỉ để chứng minh khả năng tiếng Anh của bạn.

TOEFL (Test of English as a Foreign Language): Giống PTE, TOEFL cũng thi 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc và Viết. Có 5 loại TOEFL là PBT, iBT, iTP, Primary và Junior và được thi trong vòng 4 tiếng.

IELTS (International English Language Testing System): Có thể nói đây là 1 chứng chỉ vô cùng nổi tiếng tại Việt Nam. Bài thi này có hai loại là Academic và General. Bài thi gồm 4 phần: Listening (30 phút), Speaking (15 phút), Reading (60 phút) và Writing (60 phút).

(DET) Duolingo English Test: Nếu bạn đang tìm 1 chứng chỉ giá cả phải chăng và đáng tin cậy thì Duolingo English Test là sự lựa chọn vô cùng hoàn hảo. Đây là một bài kiểm tra có khả năng đánh giá năng lực tiếng Anh của một học sinh tương đương với các bài thi tiếng Anh khác như IELTS, TOEFL và được thi hoàn toàn trực tuyến tại bất cứ đâu.

Bên cạnh đó, thời gian làm bài chỉ trong khoảng 1 giờ thay vì gần 3 tiếng như bài thi IELTS và 4 tiếng khi chọn TOEFL.

So sánh sự khác biệt giữa PTE, TOEFL, IELTS và DET

Hệ thống thang điểm

Thang điểm IELTS: Bốn kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, và Viết trong IELTS đều được đánh giá trên thang điểm từ 0 đến 9.0. Điểm cuối cùng của IELTS là trung bình cộng của các điểm từ bốn kỹ năng này.

Thang điểm TOEFL: TOEFL có thang điểm tổng từ 0 đến 120. Khác với IELTS, mỗi kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, và Viết trong TOEFL được chấm theo thang điểm từ 0 đến 30.

Thang điểm PTE: PTE có ba loại điểm gồm: điểm tổng thể từ 10 đến 90, điểm cho từng kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, và Viết từ 10 đến 90, và điểm cho các kỹ năng tiếng Anh phụ như Ngữ pháp, Phát âm, Sự Lưu loát, Chính tả, Từ vựng, và Bài luận cũng từ 10 đến 90.

Thang điểm của Duolingo English Test (DET): Dao động từ 10 đến 160. Bài thi này đánh giá tổng thể khả năng ngôn ngữ của thí sinh thông qua các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, và Viết. Điểm số được chia thành các mức cụ thể để phản ánh trình độ tiếng Anh của thí sinh. Mức điểm này có thể được so sánh với thang điểm của các chứng chỉ khác như IELTS và TOEFL để xác định tương đương về khả năng ngôn ngữ.

IELTS DET TOEFL CBT TOEFL iBT PTE
0 – 1.0 10-60 0 – 30 0 – 8  

29

1.0 – 1.5 33 – 60 9 – 18
2.0 – 2.5 63 19 – 29
3.0 – 3.5 93 – 120 30 – 40
4.0 123 – 150 41 – 52
4.5 – 5.0 65-90 153 – 180 53 – 64 30 – 36
5.5 – 6.5 95-125 183 – 210 65 – 78 42 – 58
7.0 – 8.0 135-155 213 – 240 79 – 95 65 – 79
8.5 – 9.0 160 243 – 300 96 – 120 83 – 86

Thời gian ôn thi cho mỗi chứng chỉ

Mỗi chứng chỉ sẽ có một khoảng thời gian ôn thi khác nhau, phụ thuộc nhiều vào nỗ lực của bạn. Nếu bạn có một thái độ nghiêm túc, học chăm chỉ thì sẽ dễ dàng đạt mục tiêu trong thời gian ngắn hơn.

IELTS DET TOEFL  PTE
0 – 4.0

(6-7 tháng)

10-80

 (2 tháng)

0-53

 (3-4 tháng)

0 – 29

(2 tháng)

0 – 5.0

(9-10 tháng)

85-100

 (3-4 tháng)

80-100

 (4-6 tháng)

0 – (30-36)

(3 tháng)

0 – 6.5

(11-12 tháng)

100-115 

(4-5 tháng)

100-120)

 (6-8 tháng trở lên)

0 – (42-58)

(4-6 tháng)

0 – 8.0

(1 năm – 1 năm rưỡi)

115 trở lên

(6 tháng trở lên)

0- (65-79)

(6-9 tháng)

0 – 9.0

(Tùy năng lực)

0 – (83-86)

(9-12 tháng)

Lưu ý, thời gian trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, có thể nhanh hoặc chậm hơn.

Mức độ khó của bài thi

IELTS: Được coi là một trong những bài thi khó nhất, đặc biệt ở phần Nói và Viết do yêu cầu cao về tư duy phản biện và khả năng diễn đạt chi tiết.

TOEFL: Cũng là một kỳ thi khó, đặc biệt yêu cầu khả năng làm bài thi trên máy tính. Phần Đọc và Viết đòi hỏi kỹ năng phân tích và diễn đạt tốt.

PTE: Dễ hơn một chút so với IELTS và TOEFL, nhưng vẫn đòi hỏi kỹ năng tương tác tốt với máy tính. Phần Nói và Viết ngắn gọn hơn.

DET: Được xem là dễ nhất trong số bốn kỳ thi, với hình thức thi trực tuyến linh hoạt và nội dung thi đơn giản hơn, phù hợp cho những người cần một kỳ thi nhanh chóng và tiện lợi.

Hình thức thi và format bài thi

Hình thức và format bài thi của IELTS, TOEFL, DET và PTE có sự khác biệt rõ rệt.

Kỹ năng IELTS DET TOEFL  PTE
Đọc (Reading)
  • 60 phút
  • 4 phần
  • 40 câu hỏi
  • Nội dung gồm 2 hình thức Academic (Học thuật) và General Training (Đào tạo chung).
Phần 1: Graded Section (Phần thi có chấm điểm)

Các dạng câu hỏi bao gồm: 


Read and Select: Chọn ra một từ tiếng Anh hợp lệ trong vòng 1 phút

Fill in the Blanks: 20s điền các từ còn thiếu vào chỗ trống (sẽ có 6-9 câu trong phần này) 

 

– Read & Complete: Điền vào một dãy các chỗ trống trong một đoạn văn bất kỳ trong thời gian 3 phút 

Read Aloud: Đọc lớn mệnh đề xuất hiện trên màn hình (20s)

– Listen and Type: Nghe một đoạn ghi âm và điền vào khung trả lời nội dung mà thí sinh nghe được trong vòng 1 phút. 

– Interactive Reading: Thời gian làm bài đọc hiểu 7 – 8 phút, tùy đoạn văn, cho tổng cộng 6 câu hỏi nhỏ thuộc 5 dạng bài (Complete the Sentences, Complete the Passage, Highlight the Answer, Identify the Idea, Title the Passage)

– Interactive Listening: Bao gồm 5 câu hỏi Listen and Respond và 1 câu hỏi Summarize the Conversation

– Write About the Photo: Viết một đoạn mô tả bức hình bất kì trong vòng 1 phút

– Interactive Writing: Đọc một yêu cầu và viết theo yêu cầu trong 5 phút 


– Listen, Then Speak: Nói về một chủ đề trong vòng 90 giây, thí sinh sẽ được nghe một đoạn ghi âm tối đa 3 lần về một chủ đề bất kỳ


– Speak About the Photo: Nói về một bức hình xuất hiện trên màn hình trong vòng tối thiểu 30 giây và tối đa 1 phút 30 giây

– Read, Then Speak: Màn hình sẽ xuất hiện một cue card bao gồm đề bài và các câu hỏi gợi ý.  Thời gian nói tối thiểu sẽ là 30 giây và tối đa 1 phút 30 giây.

– Writing Sample: Viết về một chủ đề trong vòng tối thiểu 3 phút và tối đa là 5 phút.

– Speaking Sample: Nói về một chủ đề cho sẵn trong vòng tối thiểu 1 phút và tối đa 3 phút 

Phần 2: Ungraded Video Interview (Phỏng vấn video không chấm điểm)

Thí sinh sẽ trả lời hai câu hỏi mở trong khoảng thời gian 1-3 phút cho mỗi câu hỏi. Câu trả lời của thí sinh sẽ không được chấm điểm, nhưng sẽ được gửi kèm với kết quả bài thi để các trường đại học đánh giá.

  • 60-80 phút
  • Số lượng câu hỏi 30-56 câu
  • 3-4 đoạn văn mỗi đoạn tương ứng vơi 10-14 câu hỏi
  • 29-30 phút
  • 40-45 câu
  • Chủ đề đơn giản
Viết (Writing)
  • 60 phút
  • 2 phần 
  • Phân 1: Mô tả biểu đồ (bảng biểu)
  • Phần 2: Nghị luận xã hội
  • 50 phút
  • 2 bài viết
  • Câu 1: Viết một đoạn văn tóm tắt và trả lời một câu hỏi về bài giảng và đoạn văn đã đọc
  • Câu 2: Viết theo chủ đề đã cho trước đó
  • 30-35 phút
  • Cả 2 đều gồm 7 phần: Giới thiệu bản thân, đọc to, nhắc lại câu, mô tả hình ảnh, trả lời câu hỏi ngắn, viết luận tương ứng 70-90 câu
Nói (Speaking)
  • 11-15 phút
  • 3 phần
  • Phần 1: Giới thiệu bản thân
  • Phần 2: Nói về chủ đề nhất định
  • Phần 3: Trao đổi giữa giám khảo và thí sinh
  • 20 phút
  • 6 câu hỏi: 4 câu hỏi yêu cầu thí sinh nói về trải nghiệm cá nhân, hoặc tóm tắt và bình luận về nội dung đọc/nghe.
Nghe (Listening)
  • 30 phút
  • 4 phần
  • Hội thoại thông thường và học thuật
  • Đa dạng câu hỏi
  • 60-90 phút
  • Phần 1: 4-6 bài giảng,mỗi đoạn 3-5 phút gồm 6 câu hỏi
  • Phần 2: 2-3 đoạn hội thoại, mỗi đoạn dài 3-5 phút 5 câu hỏi
  • 30-43 phút
  • 60-70 câu

Hình thức thi

IELTS: Thí sinh có thể lựa chọn thi trên giấy hoặc máy tính. Tuy nhiên, phần thi nói sẽ diễn ra dưới dạng phỏng vấn trực tiếp với giám khảo.

TOEFL: Thí sinh có thể lựa chọn giữa thi trên giấy, thi trên máy tính có kết nối internet, hoặc thi trên máy tính không kết nối internet.

PTE: Thí sinh thi hoàn toàn trên máy tính. Để đảm bảo tính chính xác và bảo mật, PTE sử dụng công nghệ quét tĩnh mạch lòng bàn tay để xác minh danh tính thí sinh.

DET: Thi trực tuyến. Thí sinh có thể thi tại nhà mà không cần phải đến các trung tâm thi.

Để đảm bảo tính trung thực, bài thi được giám sát từ xa bằng cách sử dụng webcam và micro của thí sinh. Mọi hành động và âm thanh trong suốt quá trình thi đều được ghi lại để kiểm tra.

Lệ phí thi

Tại Việt Nam, lệ phí của 4 chứng chỉ IELTS, DET, TOEFL và PTE được quy định như sau:

Chứng chỉ IELTS DET TOEFL PTE
Lệ phí thi 4.664.000 VNĐ 1.200.000 VNĐ 3.980.000 VNĐ 4.100.000 VNĐ

Thời gian thi và kết quả

Chứng chỉ IELTS DET TOEFL PTE
Thời gian thi 2 giờ 45 phút 60 phút 2 giờ 2 giờ 20 phút
Nhận kết quả Sau 13 ngày (thi giấy) và 3-5 ngày (thi trên máy tính) Sau 48h 1-3 ngày 8-12 ngày

Quá trình thi lại

IELTS: Thí sinh có thể thi lại bao nhiêu lần tùy thích và có thể thi lại ngay sau khi có kết quả của lần thi trước.

Quá trình đăng kí thi lại giống như lần đầu tiên và phí thi IELTS là cố định bạn phải trả lại khoản phí này mỗi khi đăng kí thi lại. Kết quả thi lại sẽ được gửi đến bạn sau khoảng 13 ngày kể từ ngày thi.

TOEFL: Quá trình thi lại của TOEFL iBT rất linh hoạt và dễ dàng. Bạn có thể thi lại bao nhiêu lần cũng được nhưng phải cách nhau ít nhất 3 ngày. Bạn có thể truy cập vào trang web của ETS để đăng kí thi lại.

DET: Thí sinh có thể thi lại DET bao nhiêu lần tùy thích nhưng mỗi lần thi lại cần phải mua một bài thi mới. Nếu kết quả thi của bạn không được chứng nhận, bạn có thể thi lại trong vòng 21 ngày kể từ ngày thanh toán, tùy vào lịch sử sử dụng lượt thi của bạn.

Kết quả của lần thi lại cũng sẽ được trả trong vòng 48 giờ sau khi hoàn thành bài thi. Điểm số của lần thi trước đó không ảnh hưởng đến kết quả của lần thi lại. Mỗi lần thi được đánh giá và chấm điểm một cách độc lập.

PTE: PTE cũng cho phép bạn thi lại không giới hạn/năm. Nếu bạn muốn đăng kí thi lại chỉ cần truy cập lên website chọn ngày thi và điền thông tin của mình.

Cách chấm điểm

IELTS

Nghe (Listening) và Đọc (Reading): Đều có 40 câu hỏi với mỗi câu trả lời đúng sẽ được 1 điểm, tối đa là 40 điểm và quy đổi sang thang điểm 1.0 – 9.0 dựa trên tổng số câu trả lời đúng.

Nói (Speaking): Giám khảo sẽ cho điểm từng phần: Sự lưu loát và tính mạch lạc của bài nói (Fluency and Coherence), Vốn từ (Lexical Resource), Ngữ pháp (Grammatical Range and Accuracy) và Cách phát âm (Pronunciation).

Số điểm cho mỗi phần là như nhau 25%, dựa vào 5 tiêu chí tính điểm sẽ có điểm tổng quát cho bài thi Speaking của bạn.

Viết (Writing): Bài thi Writing IELTS gồm có 2 phần là Writing Task 1 và Writing Task 2. Cách tính điểm như sau:

  • Writing Task 1: chiếm 1/3 tổng số điểm của bài Writing.
  • Writing Task 2: chiếm 2/3 tổng số điểm của bài Writing. Đây là task quan trọng mà thí sinh cần phải tập trung ôn luyện vì số điểm ở Task 2 chiếm tới 2/3 số điểm của phần thi Writing.

Ví dụ: Task 1 đạt 5.0, task 2 đạt 6.5 => Điểm IELTS Writing = 5.0*1/3 + 6.5*2/3 = 6.0

Cách tính điểm tổng IELTS Overall:
Điểm IELTS Overall = (Điểm Speaking + Điểm Listening + Điểm Writing + Điểm Reading)/ 4

DET

Các câu hỏi trong DET được thiết kế để đánh giá đồng thời nhiều kỹ năng ngôn ngữ qua các dạng bài tích hợp: Production (Khả năng viết và nói), Literacy (Khả năng đọc và viết), Comprehension (Khả năng nghe và đọc), Conversation (Khả năng nói và nghe).

Hệ thống chấm điểm của DET sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để đánh giá các câu trả lời của thí sinh. AI sẽ chịu trách nhiệm phân tích các yếu tố như độ chính xác của ngữ pháp, từ vựng, khả năng phát âm và sự trôi chảy.

Hệ thống này được thiết kế để đảm bảo tính công bằng và nhất quán trong việc đánh giá mọi thí sinh. Thang điểm cho DET là từ 10 – 160 điểm, tăng dần theo bội số của 5.

TOEFL

Thang điểm cho TOEFL iBT là 0-120 điểm, các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết phải được chấm dựa trên thang điểm từ 0-30 điểm và điểm tổng của bài thi TOEFL iBT được xác định bằng tổng cả 4 phần thi.

Phần thi nói được chấm trong khoảng 0-4 điểm. Phần viết được đánh giá khoảng từ 0-5 điểm. Sau đó, các điểm này được quy đổi sang điểm để tính tổng cho bài thi.

Thang điểm cho TOEFL PBT được chấm theo một thang điểm cụ thể như sau:

  • Tổng điểm TOEFL PBT nằm trong khoảng từ 310-677 điểm
  • Các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết được chấm dựa trên thang điểm từ 31-68 điểm
  • Phần thi Nói, Viết được chấm điểm trong khoảng 0-6 điểm/mỗi bài, tổng cộng 0-30 điểm/phần

PTE

Bài thi PTE được chấm theo thang điểm 10-90 điểm không có điểm 0. Điểm 10 là điểm liệt và điểm trung bình PTE được tính bằng công thức:

Điểm PTE Overall = (Nghe + Nói + Đọc + Viết)/4

Phần thi Read Aloud (viết tắt: RA) chiếm tỷ lệ điểm cao, 33% cho kỹ năng Speaking và 27% cho kỹ năng Reading. Ngược lại, phần thi MCQ – Singer Answer (viết tắt: MCS-R) chiếm tỷ lệ điểm cực kỳ nhỏ, chỉ 1% cho kỹ năng Reading

Mức độ chấp nhận của các trường đại học ở các quốc gia

Hiện nay, cả 4 chứng chỉ đều được chấp hành rộng rãi ở nhiều trường Đại học trên thế giới. Tuy nhiên, mức độ chấp nhận của các trường đối với từng chứng chỉ có thể khác nhau tùy theo quốc gia và chương trình học cụ thể.

Mỹ

TOEFL vẫn là tiêu chuẩn hàng đầu tại nhiều trường đại học Mỹ, đặc biệt là các chương trình sau đại học. Bên cạnh đó, IELTS cũng ngày càng được ưa chuộng, đặc biệt trong các ngành nghệ thuật và khoa học xã hội. PTE cũng được một số trường chấp nhận, chủ yếu trong các lĩnh vực STEM. Gần đây, DET đã nổi lên như một lựa chọn mới. Ngày càng nhiều trường đại học Mỹ công nhận. Tuy nhiên, chứng chỉ này chưa phổ biến rộng rãi trong các chương trình sau đại học.

Úc

PTE là chứng chỉ Tiếng Anh được ưu tiên tại Úc đặc biệt đối với các trường đại học và trong quá trình xin visa. IELTS cũng được công nhận và là yêu cầu bắt buộc trong quy trình xin visa du học.

TOEFL tuy được chấp nhận tại nhiều trường nhưng lại không phổ biến bằng PTE và IELTS. DET chỉ được một số trường chấp nhận và chủ yếu trong các tình huống đặc biệt.

Canada

IELTS là chứng chỉ được chấp nhận rộng rãi nhất, đặc biệt trong các chương trình học liên quan đến y khoa, luật và các ngành học khác. IELTS là chứng chỉ được ưu tiên trong quy trình xét tuyển của hầu hết các trường đại học từ Canada.

Ngoài ra, PTE cũng được chấp nhận để nộp visa theo diện SDS từ ngày 10/08/2023. TOEFL cũng được chấp nhận rộng rãi, đặc biệt trong các chương trình nghiên cứu và khoa học.

DET là một lựa chọn phổ biến hơn cho bậc trung học phổ thông, tuy nhiên, ở bậc đại học, chứng chỉ này vẫn chưa được công nhận rộng rãi. Nếu bạn nộp đơn theo diện SDS (Miễn chứng minh tài chính) thì nên ưu tiên lựa chọn IELTS hoặc PTE.

Anh và châu Âu

Đây là khu vực mà IELTS chiếm ưu thế tuyệt đối. Tại Anh, IELTS là yêu cầu bắt buộc đối với visa du học và di trú. TOEFL cũng được chấp nhận tại nhiều trường đại học ở Anh và châu Âu nhưng IELTS vẫn là lựa chọn phổ biến nhất.

PTE bắt đầu được chấp nhận tại một số trường đại học đặc biệt là trong các chương trình sau đại học nhưng vẫn chưa phổ biến bằng hai chứng chỉ trên.

DET hiện vẫn chưa được chấp nhận rộng rãi tại Anh và châu Âu, chỉ được một số trường có chính sách linh hoạt chấp nhận.

Khi bạn đã nắm rõ sự khác biệt giữa các chứng chỉ IELTS, TOEFL, PTE và Duolingo, việc lựa chọn kỳ thi phù hợp sẽ trở nên dễ dàng hơn. Đừng quên rằng mỗi chứng chỉ đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với mục tiêu du học và khả năng của bạn.

Nếu vẫn còn phân vân, hãy để lại thông tin liên hệ để 195 Global tư vấn cho bạn lộ trình tốt nhất, giúp bạn tự tin bước chân vào hành trình du học đầy thử thách và cơ hội.

Chia sẻ bài viết

Facebook
Twitter
LinkedIn

Bài viết liên quan

Bình luận

Trả lời

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết nổi bật

Chuyên mục

Gallery